1504/5C Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12
0918726908 - 091 844 2027
chongsetsigma@gmail.com
SIDE 3
SIDE 5
SIDE 1
SIDE 6
SIDE 2
SIDE 4

Công suất điện tạo ra từ sấm sét là bao nhiêu?

 Công suất điện tạo ra từ sấm sét là bao nhiêu?

Từ những năm 1980 đã có nhiều nỗ lực để thu thập năng lượng từ sét. Khi mà chỉ cần một tia sét cũng chứa một lượng lớn năng lượng, lượng năng lượng này tập trung vào một điểm nhỏ và tồn tại trong thời gian rất ngắn (mili giây) do vậy năng lượng điện này cực cao. Sức mạnh của sét được đề xuất là để tạo ra hydrogen từ nước rồi sử dụng lượng hydrogen này trong khai thác nhiệt điện.

 

Ngày xửa ngày xưa, khi mà sấm chớp được xem là của Trời thì câu hói như vậy là có tính chất khinh thường, xúc phạm đến Thượng đế. Nhưng ngày nay, khi điện năng đã trở thành hàng hóa có thể đo và định giá như mọi thứ khác, thì câu hỏi về giá cá của các tia chớp hoàn toàn không phải là vô nghĩa. Bài toán đặt ra là để tính xem năng lượng điện dùng cho sự phóng điện trong cơn giông và định giá, dù chỉ là theo giá quy định của điện chiếu sáng.

Và đây là phần tính toán. Điện thế của đám mây cơn giông vào khoảng 50 triệu vôn. Trong đó cường độ dòng điện tối đa, bằng 200 ngàn ampe. (Tiện thể, xin lưu ý là người ta đã xác định cường độ của dòng điện này theo mức độ từ hóa thanh thép do dòng điện đi vào cuộn cảm của nó khi sấm sét đánh vào thiết bị chống sét). Nhân số vôn với số ampe, ta thu được công suất tính bằng oat (w); tuy vậy, trong đó phải chú ý là khi sự phóng điện còn tiếp diễn, thì điện thế đã tụt xuống đến số không; vì thế mà lúc tính công suất phóng điện, phải lây điện thế trung bình, nói một cách khác — lấy một nửa điện thế ban đầu.

Ta có công suất phóng điện = (5.107V).(2.105A)/2 = 5 .1012W, tức là bằng 5 tỷ kilôoat (kW).

Sau khi thu được một công suất lớn như thế, đương nhiên là bạn sẽ dự đoán rằng giá tiền của tia chớp hẳn phải biểu thị bằng một dãy số rất dài. Thế nhưng, để nhận được một năng lượng tính bằng kilôoat - giờ (tức là đơn vị được dùng trong đồng hồ đo điện để tính tiền điện chiếu sáng), thì cần thiết phải tính đến thời gian. Tia chớp phóng ra một công suất lớn đến như thế nhưng chỉ kéo dài gần một phần ngàn giây, nên với thời gian đó chỉ tiêu phí một năng lượng = 5 .109 kW.h/(3600 .1000) = 1400 kW.h

Một kilôoat - giờ theo biểu giá Nhà nước quy định cho người tiêu thụ điện là 1.500 VNĐ. Do đó dễ dàng tính được giá tiền của tia chớp là:

1.500 .1400 = 2.100.000 VNĐ

Kết quả thật lạ lùng: tia chớp có năng lượng lớn hơn một trăm lần năng lượng của phát súng đại bác, mà giá tiền theo hiện tại chỉ có 2.100.000 VNĐ!

Kinh ngạc hơn, vì kỹ thuật điện hiện đại đã tiến gần đến khả năng tái tạo được tia chớp. Trong các phòng thí nghiệm, điện áp đã đạt đến 1 triệu vôn và thu được tia lửa điện dài 15 m. 

 

Bài viết khác
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN